Dịch

English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Phố Hàng Giấy - Phố Cổ Hà Nội

Phố Hàng Giấy dài 208 mét, đi từ phố Hàng Đậu đến phố Hàng Khoai, phố này nguyên là một con đường đất cũ từ góc đông bắc thành phố Hà Nội đi xuống, đã có từ lâu đời trên một đoạn đê cũ. Bên phía đông con đường đó là đất của thôn Huyền Thiên, bên phái tây là đất thôn Tân Khai.
Trước năm 1915, đường phố này chưa có vỉa hè, mặt đường trải gạch vụn, không có cây cối quang cảnh một con đường giáp ngoại ô, còn nhiều nhà lá lẫn với nhà tường gạch lợp tôn, chưa có nhiều nhà lợp ngói, nhà có gác cũng là nhà kiểu cũ lối chồng diêm, nhà xây chưa theo vạch thẳng hàng.
Trong phố chỉ có những cửa hàng nhỏ bày dưa cà mắm muối ngay trước cửa, mấy hàng xén nhỏ, vài ông lang bắt mạch bốc thuốc trong nhà. Phố còn hẻo lánh, khi chưa có Bốt cảnh sát ở đầu phố thì dân phố phải thuê tuần phiên canh gác, những ngày có phiên chợ Đồng Xuân, người Kẻ Bưởi đem giấy bày bán ở hai bên đường đi chỗ gần ngã tư Hàng Khoai.
Đầu phố chỗ gần két nước có một Bốt cảnh sát, người ta gọi là Sở Cẩm Hàng Đậu, tuy nó ở Hàng Giấy. Ngôi nhà hàng hiên rộng là chỗ khách ngồi uống rượu hóng gió từ sông Hồng vào, chiến tranh 1914 - 1918 chủ tiệm phải đóng cửa vì bị động viên về Tây đánh giặc, thành phố lấy ngôi nhà làm Bốt cảnh sát trông coi an ninh khu vực này.
Hàng Giấy, Du lịch, pho co ha noi, du lich, canh dep, anh dep, pho Hang Giay
Còn một đặc điểm nữa của phố Hàng Giấy cũ là có nhà hát cô đầu. Trước năm 1920, người ta nói lóng rủ nhau lên Hàng Giấy nghĩa là đi “ nghe hát đập trống”. Cô đầu Hàng Giấy có từ bao giờ? Không ai nhớ nữa. Chỉ biết trong một thời gian hàng chục năm, ở Hàng Giấy vẫn có sáu bảy nhà hát, đều ở cả bên dãy số chẵn phía tây.
Những năm thập niên mười đầu thế kỷ 20, mặt đường vẫn còn trải đá, chưa có vỉa hè, đèn đường, chưa có mấy nhà xây có gác. Người trong phố một số là gia đình công chức nhỏ hoặc nhân viên sở tư, sống nền nếp, kín đáo. Rất ít cửa hàng khang trang. Có một số cửa hàng bán giấy bút, giấy bản, bút lông, một số nhà làm kẹo bột, vài ba cửa hàng Đông y.
Sau năm 1925, Hàng Giấy mới dần được xây dựng đẹp mắt với nhiều ngôi nhà kiểu Tây diện tích rộng, gác cao. Một số nhà buôn giàu có xuất hiện. Năm 1938 xây dựng ngôi nhà của khách sạn Hoa Nam đồ sộ (nay là rạp chiếu bóng Bắc Đô).
Chiến sự cuối năm 1946 - đầu 1947, Hàng Giấy ở vào chỗ địa đầu Liên khu I, những nhà có gác cao đều được chiến sĩ ta dùng làm nơi quan sát và phục bên trong bắn tỉa lên cầu Sắt có lính Pháo đóng giữ; địch đã nã pháo và ném bom vào phố này làm đổ nát nhiều nhà cửa. Đến thời kỳ tạm chiếm (1948 - 1954) những nhà bị tàn phá mới được xây lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét