Dịch

English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Phố Hàng Cót - Phố Cổ Hà Nội

Phố dài 404 mét, đi từ phố Phan Đình Phùng đến phố Hàng Gà. Phố Hàng Cót và phố Hàng Gà cùng ở trên một con đường cũ có sẵn từ xưa.
Khu vực này gần Bến Nứa, trong phố có nhiều nhà làm nghề đan cót bán; người đan cót làm việc ở ngoài vỉa hè. Nguyên đây là đất của thôn Tân Lập – Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), thôn này thành lập từ năm 1822 (tức năm Minh Mạng thứ 3).
Và cũng như Hàng Gà, trước 1920, đa số nhà trong phố là nhà một tầng kiểu cổ, rất ít nhà hai tầng. Riêng có một ngôi nhà lớn được xây dựng khá sớm, ban đầu là nhà hát sau dùng làm trường học. Lai lịch ngôi nhà đó như sau: nhân có hội chợ năm 1887 ở Tràng Thi, một công ty người Tàu đứng tên người Pháp là bác sĩ Nico, xây một nhà hát diễn tuồng Tàu, thỉnh thoảng cho Tây thuê biểu diễn ca nhạc và làm sân khấu cho những gánh hát lưu động ở Pháp sang. Tháng 3 năm 1888 cháy lớn ở Hàng Cót, may nhà hát không việc gì. Đến 1916, thành phố lấy ngôi nhà đó làm một trường nữ học cho Khu Bắc, gọi là trường Brieux, tên thông thường là trường Hàng Cót.
Di tích thờ tự cũ trong phố Hàng Cót có đình Ngũ Giáp (ở số nhà 54); thôn Tân Khai còn một ngôi đình cũ nữa ở đầu Hàng Cót (số nhà 4), bị hư hỏng nặng và bị phá khoảng năm 1920, bán cho tư nhân xây nhà. Cạnh đình Ngũ Giáp có một ngôi đền thờ Chư Vị gọi là đền Nam Phủ. Chùa Pháp Bảo Tạng (số nhà 44) mới xây gần đây trong những năm tạm chiếm 1948 - 1954 để chứa những bản mộc in Kinh Phật.
Phố Hàng Cót được mở mang từ thập niên ba mươi, bốn mươi; nhiều nhà kiểu mới to đẹp bắt đầu được xây dựng ở đây. Đường xe điện Kim Liên - Yên Phụ đặt năm 1935 đi qua Hàng Gà - Hàng Cót lên Hàng Than.
Hàng Cót, Du lịch, pho co ha noi, du lich, canh dep, anh dep, pho Hang Cot
Có thể chia Hàng Cót ra làm hai đoạn:
- Đoạn đầu từ vườn hoa Hàng Đậu đến cầu Sắt. Đoạn này không dài nhưng lại có nhiều nhà lớn kiểu Villa làm vào những năm sau 1930. Chủ nhà đất xuất thân quan lại (Hoàng Gia Luận, số 2 - Gia đình Bùi Đình Tịnh số 14 - 16) hoặc công chức cao cấp (bác sĩ An số 4 - Trương Văn Thiện số 7); cũng có công chức sơ cấp lương ít nhưng tằn tiện, con cái được học hành làm nên.
- Đoạn cuối phố, từ Cầu Sắt đến ngã tư Hàng Gà - Hàng Vải: đây là một phố cũ lại ít người giàu lớn nên nhà cửa xây từ xưa còn lại đều nhỏ hẹp kiểu cổ; những ngôi nhà lớn ở đoạn này là của người có tiền ở phố khác đến tậu đất làm nhà mới. Dãy bên số lẻ đến nay vẫn còn lại nhiều nhà một tầng và ít nhà hai hoặc ba tầng. Bên số chẵn, ngoài một số đền chùa vốn xây dựng trên những khoảng đất rộng, có những ngôi nhà lớn hoặc nhỏ nhưng nhiều tầng kiểu mới. Thí dụ: villa to của bác sĩ Ngô Trực Tuân ở ngay ngã ba Cầu Sắt (số 20), nhà hộ sinh Hàng Cót (số 40), nhà Lê Quảng Long (số 50), tư sản có cửa hiệu may Tây Hàng Đường, xây nhà ở đây để gia đình ở.
Phố Hàng Cót không phải là một phố buôn bán, mấy cửa hàng lơ thơ trong phố chỉ là những cửa hàng xén lặt vặt phục vụ những cái cần thiết hàng ngày cho người trong phố, khách mua hàng chỉ mấy bước chân là vào đến chợ để mua sắm có đầy đủ hơn. Người thuê nhà ở Hàng Cót đa số cũng chỉ là công chức, nhân viên sở tư. Một số phòng khám bệnh tư của bác sĩ Việt Nam và một nhà hộ sinh vào loại lâu đời nhất của Hà Nôị: nhà hộ sinh của bà đỡ Tiến (số 40). Một nhà cho thêu xe đám ma Louis Chức (số 13).
Một hiệu thợ may Tây (Tân Hưng số 17). Một hiệu ảnh Rolleie photo (số 60). Một xưởng chữa mấy nhỏ (Rozier số 2). Mấy trương tư thục (trường Trí Đức số 65, trường Nguyễn Văn Tòng số 46 - 48, trường Thăng Long số 9 - 11 và số 2).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét