Dịch

English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Phố Hàng Điếu - Phố Cổ Hà Nội

Phố dài 276 mét, từ phố Hàng Gà đến phố Đường Thành. Trước mặt trước chợ Hàng Da là một địa điểm có tới ngót chục đoạn phố hội tụ, phố Hàng Điếu ở ngay chỗ địa điểm đó.
Phố Hàng Điếu gồm khoảng tám chục số nhà ở cả hai bên mặt phố; những nhà lớn có diện tích rộng không nhiều, chiếm độ một phần ba tổng số, còn thì phần nhiều là nhà kiểu cũ, hẹp và thấp như tất cả các nhà có từ xưa ở Cửa Đông, một số đã được tu sửa, đổi mới bề mặt ngoài và nâng gác.
Đoạn đầu phía bắc phố Hàng Điếu bây giờ, từ Hàng Gà đến phố Bát Đàn, ngày xưa gọi là phố Nhà Hoả, vì trong khu vực đó có đền Thần Hoả (Ngũ hiển hoa quang đại đế). Phố xá thủa ấy hay xảy ra những vụ cháy lớn; sách Vũ Trung Tuỳ Bút (cuối thế kỷ 18) có nói đến việc cấm thắp đèn ban đêm, chuyện hút thuốc lào say làm cháy nhà lan ra khắp phố. Đền Thần Hoả dựng năm Minh Mạng 19 (Mậu Tuất 1838), trong đền có treo một quả chuông lớn dùng để báo động khi xảy ra hoả hoạn.
Gọi là phố Hàng Điếu thực ra trong phố không có mấy cửa hàng bán điếu và thuốc lào. ở đầu thế kỷ 20, Hàng Điếu chỉ có vài ba nhà làm nghề bịt bạc và chữa các loại điếu hút thuốc lào: điếu bát, điếu ống; đó là nhà số 54 và nhà số 62 gần ngã tư Hàng Nón. Bát điếu lại bán nhiều ở bên phố Bát Đàn gần đó; còn xe điếu bằng trúc chỉ thấy bày bán ở các chợ. Dần dần về sau điếu không phải là mặt hàng nuôi sống được nhà hàng với giá thuê nhà đắt đỏ, thuế môn bài cao, nên một nhà đã chuyển sang bán thuốc lào Vĩnh Bảo, và một nhà vẫn giữ nghề cũ và thêm cả nghề hàn gắn những đồ sứ cổ sứt mẻ và bịt bạc ấm chén bát đĩa sứ, nậm rượu.
Cũng vẫn dãy nhà bên số chẵn đó, từ chỗ ngang Hàng Nón đến giáp chợ Hàng Da có độ mười hai nhà mở những cửa hàng bán thịt lẻ và giã giò chả (người làng Ước Lễ). Nơi buôn bán như vậy mà lại chen vào vài nhà làm nghề chứa thổ (nhà số 76, nhà số 82Trưởng Tiêu); ban ngày cửa đóng im ỉm, chập tối trở đi khi những nhà khác dọn hàng đóng cửa thì mấy nhà đó đón khách chơi vào ra, lính Tây say thường phá phách gây gổ làm ồn ào khu vực này.
Hàng Điếu, Du lịch, pho co ha noi, du lich, canh dep, anh dep, pho Hang Dieu
Phố Hàng Điếu có một nghề chính là nghề làm và bán đồ da. Bên số lẻ từ đầu phố giáp ngõ Yên Thái đến Hàng Nón san sát cửa hàng bán giày dép bằng da và guốc gỗ. Cùng là đồ da, Hàng Điếu khác với bên Hà Trung. Thợ bên Hà Trung làm yên ngựa, cặp sách, đồ dùng khác bằng da tây cứng; thợ da Hàng Điếu làm giày dép kiểu cổ thông thường bằng da ta, tức là da lộn, da thuộc sơ sài, dép quai ngang, giày da lợn..., sau ở Hàng Điếu người ta buôn thêm cả thứ guốc gỗ sơn, gọi là guốc Sài Gòn.
Trước kia, đến ngày phiên chợ Hàng Da, người ngoại thành mang da sống vào bán, da còn tươi hoặc đã phơi khô qua loa. Mấy cửa hàng giày dép mua da sống về, đem ngâm vôi trong những chiếc bể xây ở sân sau. Da thuộc sơ sài bằng phèn chua và vỏ sú rồi phơi khô, cán cho mềm. Hồi đầu thế kỷ 20, người Việt Nam còn đi dày da lộn, đóng đanh tre. Mùa hè ít việc vì ít khách mua, người làm trong cửa hàng chỉ ngồi chặt sẵn đinh bằng tre đực vót nhọn để dành đến cuối năm, nhất là gần Tết, đóng giày bán cho người đi sắm Tết.
Giày da sống rất cứng, nhưng gặp nước mưa dễ bị mềm nhũn, người đi giày gặp nước phải tụt giày cắp nách lội bùn chân không. Về sau người ta chuộng kiểu giày Gia Định làm bằng da thuộc kỹ bằng thuốc của người Tàu và da láng bóng làm mũi giày; hoặc mua da của các hãng Tây nhập từ Pháp. Nghề làm da lộn và đóng giày mộc không còn nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét