Đến Long Xuyên tỉnh An Giang, không ăn gỏi sầu đâu thì thật uổng. Đây là món ăn độc nhất vô nhị chỉ Long Xuyên mới có. Không biết từ bao giờ lá sầu đâu được đặt tên như vậy?
Sầu đâu là loại cây thân gỗ, lá trông gần giống lá cây xoan ở miền Bắc. Lá sầu đâu có vị nhân nhẫn đắng. Từ xưa các cụ ta hễ ăn gỏi là phải có các loại "lá vườn" kèm theo để "chấn" không cho vi trùng hoành hành trong bụng.
Có rất nhiều loại lá có sẵn trong vườn nào là lá sung, lá ổi, lá mơ tam thể (hay còn gọi là mơ lông) lá cây đinh lăng... dù đắng, chát, chua, nhưng người ăn vẫn thấy không thể thiếu được những vị đó và hình như thiên nhiên sinh ra những lá đó chỉ để cho người ta ăn gỏi.
Vị đắng dìu dịu của lá sầu đâu cùng với tai heo luộc thái nhỏ, khô cá sặt xé nhỏ, một ít tôm thẻ chần qua nước sôi, xoài sống xắt nhỏ, nước để trộn gỏi đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Để đạt đến mức "chuẩn" chắc chỉ người Long Xuyên mới pha chế được. Lá “sầu đâu” trộn đều cùng những phụ gia trên là có đĩa gỏi sầu đâu thật hấp dẫn.
Có rất nhiều loại lá có sẵn trong vườn nào là lá sung, lá ổi, lá mơ tam thể (hay còn gọi là mơ lông) lá cây đinh lăng... dù đắng, chát, chua, nhưng người ăn vẫn thấy không thể thiếu được những vị đó và hình như thiên nhiên sinh ra những lá đó chỉ để cho người ta ăn gỏi.
Vị đắng dìu dịu của lá sầu đâu cùng với tai heo luộc thái nhỏ, khô cá sặt xé nhỏ, một ít tôm thẻ chần qua nước sôi, xoài sống xắt nhỏ, nước để trộn gỏi đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Để đạt đến mức "chuẩn" chắc chỉ người Long Xuyên mới pha chế được. Lá “sầu đâu” trộn đều cùng những phụ gia trên là có đĩa gỏi sầu đâu thật hấp dẫn.
Chiều xuống ngồi bên bờ sông Hậu hóng gió, nhìn sông chảy, có đĩa gỏi sầu đâu, xị rượu đế, văng vẳng đâu đó mấy điệu hò, cải lương sao thấy thanh bình, thú vị và yêu quê hương đến thế.Nam Bộ có nhiều món gỏi lắm, món nào cũng đủ vị: mặn, ngọt, chua, cay, nên người ăn dễ quên. Riêng gỏi Sầu Đâu vị cay, đắng ngọt bùi thì không bao giờ quên được. Ai đã từng một lần đặt chân đến Long Xuyên, đã được ăn món gỏi "không đâu có" này, thì dẫu có đi đâu về đâu, dẫu có thưởng thức sơn hào hải vị thì gỏi sầu đâu ở Long Xuyên vẫn là món nhớ đời.
**************
Ps:Cỏ Dại post luôn cách chế biến nè:
Nguyên liệu:
- 200g đọt sầu đâu.
- 200g khô cá lóc (hoặc cá sặt).
- 300g thịt ba rọi.
- 2 trái dưa leo, 1/2 trái xoài xanh, một ít rau răm, chanh, ớt băm, đường, nước mắm.
- 1 vắt me khoảng 50g.
- 200g khô cá lóc (hoặc cá sặt).
- 300g thịt ba rọi.
- 2 trái dưa leo, 1/2 trái xoài xanh, một ít rau răm, chanh, ớt băm, đường, nước mắm.
- 1 vắt me khoảng 50g.
Thực hiện:
- Thịt ba rọi rửa sạch, luộc chín trong nước có ít muối, vớt ra, xắt lát mỏng.
- Khô cá lóc (hoặc cá sặt) nướng vàng, xé lấy thịt, bỏ xương.
- Sầu đâu chọn mua đọt có cả bông, rửa sạch, ngắt đôi, trụng sơ qua bằng nước sôi rồi để ráo.
- Khô cá lóc (hoặc cá sặt) nướng vàng, xé lấy thịt, bỏ xương.
- Sầu đâu chọn mua đọt có cả bông, rửa sạch, ngắt đôi, trụng sơ qua bằng nước sôi rồi để ráo.
- Dưa leo và xoài xanh gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi. Rau răm rửa sạch, xắt nhuyễn.
- Cho sầu đâu, dưa leo, xoài xanh và rau răm xắt nhuyễn vào đĩa trộn chung với khô cá lóc (hoặc cá sặt) đã nướng cùng thịt ba rọi. Chú ý trộn sao cho sầu đâu không bị giập. Tùy theo khẩu vị có thể cho thêm một ít nước cốt chanh vào gỏi.
Lấy vắt me 50g nấu với một ít nước cho bã, rồi lược lấy nước cốt, hòa với 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê ớt băm. Tất cả nấu sôi lên rồi để sền sệt.
Khi ăn, có thể chấm gỏi với nước mắm me như trên hoặc dùng kèm với nước mắm chua ngọt như gỏi thông thường nhưng pha ngọt hay mặn hơn tùy thích.
Chúc các bạn ngon miệng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét